Marketing – nghe thì quen, nhưng hiểu rõ thì “không dám chắc”. Đây là tình trạng chung của các bạn trẻ muốn vào ngành marketing, nhưng chưa thực sự hiểu rõ làm marketing là làm gì, muốn vào ngành thì cần học gì, bức tranh sự nghiệp và lộ trình thăng tiến như thế nào. Với bài viết này hy vọng sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về marketing, dựa vào hiểu biết ban đầu này, bạn có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn về con đường nghề nghiệp và kế hoạch học tập tiếp theo.
Bài viết này gồm những gì?
1. Marketing và thương hiệu bản chất là gì?
2. Bạn sẽ làm gì trong ngành marketing?
3. Bạn nên chọn agency, client hay inhouse?
4. Học như thế nào để bước vào ngành marketing bài bản nhất?
Phần 1: Marketing và thương hiệu bản chất là gì?
Khái niệm “brand” (thương hiệu) đã ra đời và trải qua giai đoạn phát triển tương ứng với sự phát triển của khái niệm Marketing.
Để hiểu về marketing, hãy quay ngược thời gian về thời kỳ sơ khai của xã hội loàingười. Trong xã hội trồng trọt tự cung tự cấp, khi mà sản phẩm của một cá thể sản xuất ra nhiều hơn mức tiêu thụ của anh ta, anh ta có thể đem đi trao đổi thành phẩm đó với thứ anh ta cần. Đó là cách mà “hệ thống trao đổi” hình thành. Khi lượng thành phẩm người đó tự sản xuất ra quá nhiều nhưng anh ta không còn nhu cầu trao đổi nữa, mô hình trao đổi tiếp tục
phát triển thành “mô hình mua và bán”, với hai khách thể trong mô hình là “người tiêu dùng” (người mua) và “người bán (người sản xuất), “tiền” là vật ngang giá để trao đổi trung gian.
Khi có quá nhiều người bán trên thị trường, người tiêu dùng không thể phân biệt các loại hàng hoá với nhau, do vậy hàng hóa được người bán “đặt tên” để phân biệt với các loại hàng hóa tương tự của những người bán khác, đồng thời để tuyên bố sự sở hữu của mình với sản phẩm, và tạo ra liên kết giữa người tiêu dùng và đặc điểm sản phẩm của mình trong tâm trí họ. Ngoài tên sản phẩm, một số người bán còn tạo ra các “biểu tượng” để minh họa cho sản phẩm của họ về mặt hình ảnh, giúp nắm giữ nhận thức của khách hàng về sản phẩm của họ
để tiếp tục thâm nhập vào thị trường lớn hơn. Tổ hợp “tên gọi” và “biểu tượng” của sản phẩm cấu thành nên “nhãn hiệu” của sản phẩm đó, và ấn tượng của sản phẩm để lại trong tâm trí người tiêu dùng chính là “thương hiệu”. Tóm lại, thương hiệu ở thời kỳ sơ khai này là cách nhận diện một sản phẩm giữa các sản phẩm cùng loại.
Ở thời đại đầu tiên của Marketing, sản xuất hàng loạt ra đời – dẫn đến nhiều cạnh tranh hơn, người bán buộc phải làm nổi bật sản phẩm của mình trong đám đông. Sự cạnh tranh này dẫn tới sự ra đời của 4Ps bao gồm Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến). Đây là bốn yếu tố giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Mỗi sản phẩm với sự khác biệt về giá cả, phân phối và kế hoạch xúc tiến quảng cáo khác nhau sẽ để lại những ấn tượng khác nhau trong người tiêu dùng. Sản phẩm với nhiều lợi thế cạnh tranh nổi bật sẽ nhanh chóng chiếm được niềm tin từ người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng đã bắt đầu gắn bó với một thương hiệu, hay niềm tin của họ vào sản phẩm tăng lên, sản phẩm sẽ dễ dàng được bán hơn, và độ phủ sóng của sản phẩm cũng sẽ tăng lên.Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể hiểu về marketing và thương hiệu như sau: Thuật ngữ Marketing gồm gốc “market” có nghĩa là “cái chợ” hay “thị trường” và hậu tố “ing” diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường.
Market với nghĩa hẹp là “cái chợ” là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, là địa điểm để trao đổi hàng hóa. Marketing với nghĩa rộng là “thị trường” là nơi thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nói chung.
Marketing là công việc bao gồm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh, nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thương hiệu là một công cụ để xây dựng lợi thế cạnh tranh và phản ánh điểm khác biệt then chốt của sản phẩm. Thương hiệu là một thứ vô hình, đó là “những gì người khác nghĩ về bạn”, ở cấp độ cảm xúc. Một thương hiệu mạnh không chỉ được nghe và thấy, mà còn tạo ra trải nghiệm, một cảm xúc sâu sắc với người tiêu dùng.
Phần 2: Bạn sẽ làm gì trong ngành Marketing?
AGENCY
Agency là những công ty chuyên cung cấp dịch vụ Marketing cho các Client. Mỗi agency sẽ có thế mạnh về một công việc cụ thể trong marketing, và agency bán chính dịch vụ đó cho các client khác nhau Nhiệm vụ của Agency là nhận yêu cầu của Client sau đó tư vấn và đưa ra các giải pháp thực thi, đồng thời trực tiếp tham gia quản lí và thực hiện các chiến dịch. Hiện tại, có rất nhiều loại hình Agency như:
Creative/Advertising Agency: Đưa ra ý tưởng, giải pháp Truyền thông – Quảng cáo (Ogilvy & Mathers, Saatchi & Saatchi, Leo Burnett…)
Research Agency: Nghiên cứu người dùng, đánh giá hiệu quả, giúp doanh nghiệp giảm rủi ro khi ra quyết định. (Nielsen, Kantar, Millward Brown Vietnam…)
Branding Agency: Chuyên về xây dựng nhận diện và phát triển các thương hiệu mới một cách hiệu quả nhất. (Bratus, Richard Moore, Red Brand Builders…)
Digital Agency: Chuyên về Marketing trên môi trường kĩ thuật số (DNA Digital, D-Square, Media Eyes…)
Event Agency: Chuyên về tổ chức sự kiện. (Square, Masso, Brand2Event…)
CLIENT
Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng (ví dụ: Unilever, Coca-Cola, Uber…). Các công ty này đi thuê/mua các dịch vụ Marketing từ Agency, ra yêu cầu, đánh giá chất lượng ý tưởng, kiểm soát quá trình thực thi và kết quả của chiến dịch. Chính vì đi thuê/ mua dịch vụ ở bên ngoài nên các công ty này được gọi là Client – công ty khách hàng.
Trong bộ phận Marketing của các công ty này gồm có:
Brand Team: phụ trách về các hoạt động xây dựng và truyền thông thương hiệu
Trade Team: phụ trách về các hoạt động phân phối sản phẩm (tuỳ từng công ty mà tên gọi của bộ phận này có thể khác nhau, một số công ty gọi bộ phận này là Business Development…)
Consumer Market Intelligence: phụ trách về nghiên cứu khách hàng.
IN-HOUSE
Thường bị đánh đồng với làm marketing mảng client, in-house marketing ít khi được nhắc đến hơn khi marketers lựa chọn nơi làm việc cho mình. Tuy nhiên, đây lại là một lĩnh vực hết sức thú vị và có thể đem lại cơ hội học hỏi không kém gì cả hai môi trường client và agency.
In-house marketing có nghĩa mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp đều được thực hiện bởi bộ phận marketing thuộc doanh nghiệp ấy, từ khâu lên ý tưởng, kế hoạch cho tới thực thi và đánh giá hiệu quả. In-house team rất ít thuê bên đối tác hỗ trợ (agency). Để hoạt động hiệu quả và không phụ thuộc vào bên ngoài, bộ phận marketing in-house cần phải đảm nhiệm rất nhiều lĩnh vực khác nhau của marketing, từ các vấn đề kĩ thuật như thiết lập & theo dõi quảng cáo online, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), email marketing, quản trị website… cho tới nghiên cứu thị trường, sáng tạo nội dung, quan hệ báo chí…
Phần 3: Bạn nên chọn thực tập marketing ở SMEs hay Corporate?
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và cơ hội đa dạng hóa kiến thức
Chọn thực tập tại các công ty start-up, hay các doanh nghiệp SMEs là bạn đã chọn một môi trường làm việc tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết. Các công ty vừa và nhỏ thường vận hành theo mô hình marketing in-house với đội ngũ marketing nằm tại công ty, ít phụ thuộc vào dịch vụ bên ngoài. Nhân sự ở các công ty này khá khiêm tốn, và đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai trò khác nhau. Bạn không chỉ được làm marketing mà còn học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn khác về ngành hàng, và thị trường. Ở các công ty nhỏ, tính liên kết và trách nhiệm của các phòng ban và mỗi cá nhân luôn được đề cao, bởi chỉ một “trục trặc” nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Vậy nên, sự nhiệt huyết và trách nhiệm là đặc trưng tiêu biểu của đa số các công ty này.
Marketing tại SMEs, start-up, bạn sẽ phải giải bài toán tối ưu hóa các chi phí một cách tối đa, mà vẫn phải đảm bảo KPIs, và doanh thu mục tiêu. Áp lực đến từ công việc sẽ lớn hơn áp lực về sự đào thải, bởi cùng lúc bạn phải chịu trách nhiệm nhiều KPIs khác nhau. Nhưng đây cũng là cơ hội để bạn học hỏi những công cụ Marketing miễn phí, cách phân bổ ngân sách hợp lý, cũng như rèn luyện đức tính tỉ mỉ, cẩn thận và tinh thần trách nhiệm cao
trong công việc.
Một ưu điểm khác khi bạn chọn thực tập ở các công ty nhỏ là ý kiến của bạn luôn được lắng nghe, và xem xét đưa vào thực tiễn. Bạn sẽ luôn cảm nhận được vai trò của mình trong công ty, và nhìn thấy công việc của mình tạo ra những thành quả “hữu hình”. Khen thưởng, tuyên dương, động viên, hay rút kinh nghiệm được thực hiện liên tục, để tiếp thêm nguồn năng lượng, nhiệt huyết cho nhân viên. Tuy nhiên, mức lương có phần khiêm tốn, cùng khối lượng công việc “đồ sộ”, khiến rất nhiều “nhân tài” không thể gắn bó lâu dài với công ty.
Thực tập Marketing ở các công ty SMEs, bạn sẽ được thực hành nhiều mảng công việc hơn, phát huy nhiều năng lực hơn, và khám phá rất nhiều khía cạnh mới khi “thực chiến” Marketing. Nhìn thấy tổng quan cách thức một công ty hoạt động cũng sẽ là những kinh nghiệm quý báu, để bạn có cho mình những góc nhìn mới về thị trường nói chung và ngành Marketing nói riêng để có hướng đi phù hợp.
Các công ty lớn – cơ hội thăng tiến và học tập một cách bài bản
Thực tập tại các tập đoàn đa quốc gia, bạn sẽ là một phần nhỏ của một bộ máy Marketing khổng lồ đã được vận hành theo quy trình có sẵn. Chính vị trí đó sẽ cho bạn một cái nhìn xuyên suốt và bài bản về quy trình Marketing từ tổng thể đến từng bước triển khai, các công việc chi tiết và mối liên kết giữa chúng. Nếu ở các công ty start-up, bạn được trải nghiệm nhiều mảng, thì tại đây là cơ hội để bạn tìm hiểu chuyên sâu về một lĩnh vực, mảng
kiến thức riêng.
Các công ty lớn cũng là nơi tập hợp những con người có chuyên môn, và kinh nghiệm thực tế trong nghề đáng để bạn học hỏi. Có thể công việc thực tập của bạn chỉ đơn giản là đọc và phân tích số liệu, nhưng chắc chắn, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức thực tế, và những kỹ năng quan trọng khi làm việc chốn công sở. Phúc lợi đảm bảo, lương thưởng xứng đáng với năng lực cũng yếu tố thu hút các bạn sinh viên đến thực tập tại đây. Bên cạnh đó, danh tiếng của các công ty lớn cũng sẽ giúp CV của các bạn thêm “đẹp”, dễ dàng hơn trong quá
trình xin việc, và có thể trở thành bước đệm để bạn chính thức bước chân vào công ty.
Nhưng thực tập Marketing tại công ty lớn, bạn cũng phải chịu không ít “thiệt thòi” và áp lực. Bạn được dùng ngân sách lớn, nhưng phải tạo ra doanh thu và đạt được KPIs “khủng” không kém. Kỷ luật và văn hóa làm việc của công ty là điều bạn bắt buộc phải tuân thủ, bởi mọi sai sót đều sẽ được “phán xử” dựa trên những quy định. Học hỏi được nhiều, nhưng cơ hội được thực hành, “chinh chiến” thực sự lại ít. Ý tưởng được lắng nghe nhưng khả năng được hiện thực hóa thấp. Chưa kể tới, “tỷ lệ chọi” trong các kỳ tuyển thực tập sinh của các công ty
này rất cao, cùng khối lượng công việc lớn sẽ tạo nên những “áp lực vô hình” có thể “đè bẹp” bạn ngay từ khi bắt đầu.
Phần 4: Học như thế nào để bước vào ngành marketing bài bản nhất?
Ở các phần trên, bạn đã nắm bắt được tổng quan về các công việc trong ngành marketing, vậy câu hỏi tiếp theo là học như thế nào để bắt đầu bước vào ngành này?
Marketing đang là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Các hội thảo, khóa học Marketing ngày càng nhiều, khiến cơ hội tiếp cận với Marketing của các bạn trẻ dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, càng nhiều lựa chọn, càng khó nắm bắt. Sự hiểu biết chưa được hệ thống bài bản khiến các bạn trẻ hoang mang, không biết bắt đầu từ đâu trong thế giới Marketing rộng lớn. Tìm hiểu mãi mà vẫn mơ hồ, không hiểu được tổng quan ngành nghề, để có định hướng rõ ràng hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển Marketing online khiến nhiều bạn lầm tưởng rằng chỉ học công cụ như Facebook, Google là hiểu được hết Marketing. Hoặc Marketing là quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện… Nhưng tất cả điều đó chỉ là bề nổi của tảng băng, thuộc về giai đoạn Thực Thi. Phần chìm của tảng băng – thấu hiểu vấn đề thương hiệu và xây dựng Chiến lược – mới là phần cốt lõi quyết định một chiến dịch thành công. Phần cốt lõi đó chính là TƯ DUY MARKETING.
Vậy học Marketing bắt đầu từ đâu?
Hãy bắt đầu từ tư duy Marketing. Một tư duy Marketing bài bản sẽ biết xuất phát từ khách hàng, làm thế nào để thấu hiểu họ, và đáp ứng nhu cầu của họ thông qua cách thức tiếp cận phù hợp. Bạn nên hiểu được cách thức vận hành của Marketing, những hiểu biết căn bản như định vị, phân khúc,… trước khi đi sâu vào công cụ Facebook, Google, content… Có được hiểu biết tổng quan, đầy đủ trước khi đi sâu vào khía cạnh nhỏ, sẽ giúp bạn có được định hướng rõ ràng về sự nghiệp trong ngành Marketing.
Dưới đây là 5 khóa học từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới mà M2Tech đã tổng hợp lại được để chia sẻ với các bạn nhằm giúp các bạn có nền tảng vững chắc để có thể yên tầm vào “NGÀNH”
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm phần nào mở mang kiến thức trong thế giới Marketing rộng lớn, đồng thời là hành trang giúp các bạn có thể định hướng đúng đắn hơn về ngành Marketing này.
Xem thêm: 9 xu hướng Social Media Marketing năm 2021
M2Tech luôn mong muốn cung cấp những thông tin, tài liệu quý giá trong con đường chinh phục mọi thử thách của bạn.
Website: https://m2tech.buyit.vn/
Facebook: http://www.facebook.com/m2tech.fb
hay quá
woww hay quá
tự khen lấy mình
????
Ok để